In mực nước

In mực nước

Trong ngành in lụa, mực in lụa là một vật liệu vô cùng quan trọng, không thể thiếu. Có nhiều loại mực in khác nhau, với mỗi loại mực in sẽ phù hợp với một loại chất liệu nhất định để in ra sản phẩm có chất lượng nhất. Ở bài viết này AnphuPrint tìm hiểu về dịch vụ in lụa mực nước – một loại mực in được sử dụng phổ biến hiện nay.

Đôi nét về mực nước

Dịch vụ in lụa mực nước là một phương pháp in ấn dùng mực gốc nước, không như Plastisol sử dụng mực gốc là PVC, mực nước mờ đục, độ đục thấp hơn Plastisol, có thể in được trên tất cả các chất liệu vải.

Đặc tính của các loại mực nước là có tính hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường, dễ tan ở khoảng 50 – 60 độ C và khó tan nếu dưới 25 độ C.

Một số loại mực nước tiêu biểu tại Việt Nam như: Matsui, ColorLab, Shinakamura, Silkflex, Furukawa,…

Mực có thể in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenlulozo như vải lụa, vải bông, đay, mây tre, gai, gỗ, chiếu cói,… Nghĩa là sau khi in sẽ để khô tự nhiên chứ không cần thông qua quá trình xử lý nhiệt hay ánh sáng.

Ngành in vải chính là ngành sử dụng mực nước phổ biến nhất hiện nay. Trong đó người ta chia mực nước thành 2 loại là mực bóng dẻo và mực hàng nước. Với mực bóng dẻo, thường thì mực sẽ tạo bề mặt gồ lên vải; còn mực hàng nước sẽ thấm mực xuống nền vải.

Đánh giá mực nước

Ưu điểm: Là mực gốc nước nên thân thiện đối với người dùng. Nó được ứng dụng rộng rãi, nhất là trong việc in đồ áo trẻ em. Khi mực in đã thấm vào vải sẽ mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho người mặc. Mực rất bền, dù sau nhiều lần giặt vẫn đảm bảo không bong tróc. Vải sau khi sử dụng in lụa mực nước sẽ tạo cảm giác cổ điển hơn, tuy có bạc đi một chút màu sắc nhưng vẫn đảm bảo độ bền của vải.

Nhược điểm: Sẽ có nhiều người không thích dáng vẻ cũ kỹ khi vải được in bằng mực nước. Hạn chế của mực nước không in được trên vải tối màu, khi in dễ bị sai lệch về màu sắc và khó kiểm soát. Mực nước sẽ in đẹp trên nhiều chất liệu vải, nhưng với vải nylon, vải 100% polyester thì lại không được đẹp cho lắm.

Cách tạo độ bóng hiệu quả bằng mực nước

Dịch vụ in lụa mực nước rất được nhiều người tin dùng vì thân thiện với môi trường, mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng, chất vải sau khi in có cảm giác cổ điển, mực in bền màu, không bong tróc, phai nhạt,… nhưng yếu điểm của nó lại là không có độ bóng cao trên bề mặt. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu đó của con người, người ta đã tìm ra được những phương pháp để có thể tạo bóng bề mặt trên vải khi in bằng mực nước như sau:

Cách 1: Sử dụng mực nước gốc giả silicon

Mực nước tạo bóng trên bề mặt là không màu, nên nếu muốn có màu thì chúng ta pha với pigment theo tỷ lệ sau: Mực silicon 95% và pigment 5%.

Để có được kết quả in tốt nhất, trước khi sấy khô nên lót nền phủ bằng rubber transparent hoặc rubber white, sau đó mới in mực silicon.

Nếu chúng ta làm đúng và in đúng trên chất liệu vải thì khi in xong mực in lụa trên vải sẽ có độ bền rất cao, lâu dài, nhưng nhược điểm là “mẫn cảm” với ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Lưu ý: Khi sử dụng mực nước gốc giả silicon chúng ta sẽ có được hình in gốc nước có độ bóng cao. Nhưng giá thành của phương pháp này không hề rẻ nếu như chúng ta đem nó so sánh với mực nước bóng dẻo, cao hơn gấp 3 lần. Giải pháp là nên in lót nền bằng mực bóng dẻo, sau đó mới dùng mực giả silicon phủ lên bề mặt thì có thể đảm bảo tính kinh tế.

Cách 2: Dùng bộ vật tư in lụa tạo độ bóng đi kèm

Những vật tư chúng ta có thể dùng là:

  • Lụa trắng từ 36 đến 90 T.
  • Keo chụp bản hệ nước.
  • Dao gạt.
  • Rửa khung bằng nước.

Lưu ý: Cách này dùng để ứng dụng cho in lụa trên vải không dệt, in lụa trên vải tơ tằm, vải thô,…

Hi vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có được những hiểu biết cơ bản nhất về mực nước, cách tạo bóng với mực nước để có thể ứng dụng vào lĩnh vực in ấn đạt được hiệu quả cao nhất.